Trang

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Bến không chồng 2001



Bến không chồng







Trong chiến tranh, các cô gái không thể lấy được chồng vì các chàng trai đều đi lính không biết bao giờ mới trở về. Họ cũng không được hưởng niềm vui làm mẹ và hầu như tất cả đều sống cô độc cho đến chết. Sau chiến tranh, đất nước có yên bình hơn nhưng hậu quả của cuộc chiến vẫn còn tồn tại dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống những người còn lại… 

Đạo diễn : Lưu Trọng Ninh. 
Diễn viên : Minh Châu, Lưu Trọng Ninh, Thuý Hà, Như Quỳnh. 

Kịch bản: Dựa theo truyện Bến không chồng của Dương Hướng

Hãng sản xuất : Hãng phim truyện Việt Nam

Thể loại : Tâm lí

Xếp loại : PG-13

Giải thưởng :
Giải A Hội Điện ảnh VN năm 2001
Bông sen bạc LHP QG năm 2001

Độ dài: 100 phút

Áo Lụa Hà Đông (2006)

Áo lụa Hà Đông


*Nội dung:

Bộ phim kể về một đôi vợ chồng Gù (Quốc Khánh) và Dần (Trương Ngọc Ánh). Thuở hàn vi, nghèo khổ, cuộc hôn nhân không được chấp thuận của hai vợ chồng chỉ trao nhau một chiếc áo dài quý giá.

Trải qua biết bao bể dâu, khi cuộc sống ngày càng khốn khó, Dần buộc phải đi bán nguồn sữa của mình để kiếm thêm tiền nuôi con. Nhưng kẻ mua nguồn sữa của cô không phải để dành cho những đứa trẻ khát sữa, mà là một lão già bệnh hoạn. Bi kịch gia đình xảy ra khi Gù tham gia kháng chiến. Chiếc áo lụa giờ đây được Dần trao lại cho đứa con gái để tiếp tục đến trường. Cuộc sống khổ cực và hình ảnh chịu thương chịu khó của Dần là một điển hình cho người phụ nữ Việt Nam, tượng trưng cho đức hạnh và sự dịu dàng, đáng mến. Hình ảnh chiếc áo lụa Hà Đông càng làm tôn thêm nét cao quý cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

- Diễn viên: Trương Ngọc Ánh, Nguyễn Quốc Khánh, ...

- Đạo diễn: Lưu Huỳnh

- Thể loại: Tâm lý xã hội

- Thời lượng: 90 phút

- Hãng sản xuất: Phước Sang, Hãng phim Việt

- Nước sản xuất: Việt Nam

Phim Bao giờ cho đến tháng Mười (1984)


Bao giờ cho đến tháng Mười





Bao giờ cho đến tháng Mười là tên một bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh, phim được sản xuất năm 1984. Phim đã được coi như là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Ngày 15 tháng 9 năm 2008, CNN đánh giá "Bao giờ cho đến tháng Mười" là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại.


Giải thưởng:

* Giải Bông sen vàng tại LHP Việt Nam lần thứ 7 năm 1985
* Giải đặc biệt tại LHP Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989
* Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại LHP Quốc tế Maxcơva năm 1985

Tóm tắt nội dung

Lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Bao giờ cho đến tháng mười là một bộ phim mang nhiều bản sắc dân tộc, một bộ phim thành công của điện ảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 1980.

Trở về nhà sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam, Duyên mang trong mình nỗi đau khôn tả: chồng chị đã hi sinh. Trên thuyền trở về, chị đã bị ngã xuống sông và được thầy giáo Khang cứu sống. Duyên dấu chuyện chồng hi sinh với mọi người trong gia đình đặc biệt là đối với người cha già. Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang viết hộ những bức thư hỏi thăm gia đình như khi chồng chị còn sống. Khi người cha sắp mất, ông bảo Duyên gọi điện cho con về... Lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Bao giờ cho đến tháng Mười là một bộ phim thành công và đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm rạng danh diện ảnh nước nhà những năm đầu thập niên 80.

Trong phim có hình ảnh Duyên (do Lê Vân đóng) diễn chèo trong vai một người vợ tiễn chồng đi ra trận. Cô đã không diễn hết được trích đoạn chèo này và chạy ra miếu thờ Thành hoàng làng. Ở đây, cô được Thành hoàng cho biết, nếu muốn gặp chồng, thì đợi đến rằm tháng bảy, ra chợ Âm phủ sẽ được gặp. Tại chợ Âm phủ, mặc dù gặp được chồng nhưng cô không thể cầm tay được do bây giờ, chồng cô đã là một vong hồn... Cảnh quay cuộc gặp gỡ này gây nhiều ấn tượng cho người xem phim. 

Kịch bản của phim do Đặng Nhật Minh viết từ nỗi đau của gia đình ông, nỗi đau như của hàng vạn gia đình Việt Nam khác thời bấy giờ. Ông đã cố gắng vượt mọi khó khăn, với một cái máy quay phim cũ rích, chất lượng kém và ông đã buộc phải quay đi quay lại nhiều lần vì cái máy đã làm hỏng nhiều thước phim. Sau này, ông còn phải mượn một máy quay từ Viện sốt rét Ký sinh trùng để quay những phần còn lại. Phim đã từng bị kiểm duyệt tới 13 lần. 
Phim có tới 3 nhà quay phim: Nguyễn Lân, Phạm Tiến Đạt và Nguyễn Đăng Bảy nên với 3 phong cách khác nhau này, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã phải cố gắng để giữ sự thống nhất trong các cảnh quay của một bộ phim. 

Đạo diễn : Đặng Nhật Minh
Sản xuất : Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam
Kịch bản : Đặng Nhật Minh
Diễn viên : Lê Vân, Nguyễn Hữu Mười, Đặng Việt Bảo, Lại Phú Cường
Âm nhạc : Phú Quang
Thời lượng : 95 phút
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Công chiếu: 1984

Điệp vụ Sài Gòn


Bẫy Rồng




Đạo diễn: Lê Thanh Sơn

Hãng sản xuất: Chánh Phương

Khởi quay: 6/2009

Công chiếu: Tết 2010

Diễn viên: Ngô Thanh Vân, Jonny Trí Nguyễn

Tóm tắt:

Điệp vụ Sài Gòn|Clash là một bộ phim hành động với nhịp độ nhanh dựa trên bối cảnh của Sài Gòn hiện đại. Bộ phim là một show diễn hoành tráng với những màn bắn súng và đấu võ đặc sắc được ghép lại với nhau thành một câu chuyện bi hài giữa tình yêu và thù hận.

Cánh đồng hoang 1979


Cánh đồng hoang




Bộ phim thể hiện tính anh hùng cao cả của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, thông qua cuộc sống của cặp vợ chồng Ba Đô cùng đứa con nhỏ trụ ở vùng Đồng Tháp Mười mênh mông, chịu đựng những cuộc tấn công ác liệt của giặc. Tính chất anh hùng ca trữ tình được tô đậm trong tác phẩm của Hồng Sến. Cuộc chiến không cân sức và rất bền bỉ của đôi vợ chồng này chống lại bom đạn và máy bay hùng mạnh của địch vừa mang tính hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng vô tận của nhân dân ta. 


Đạo diễn : Nguyễn Hồng Sến. 
Diễn viên : Lâm Tới, Thuý An. 

Kịch bản: Nguyễn Quang Sáng

Hãng sản xuất : Xí nghiệp phim Tổng hợp

Thể loại : Chiến tranh

'Chiếc chìa khóa vàng'

Chiếc chìa khóa vàng





Câu chuyện trong phim xảy ra với một đôi trai gái. Chàng trai tên là Dũng đột ngột có giấy gọi lên đường nhập ngũ. Anh chỉ có đúng một ngày để làm đám cưới với Nguyệt, cô người yêu của mình. Và chỉ trong một ngày một đêm thôi, đôi trai gái ấy đã phải chạy đua với thời gian giữa trời Hà Nội đầy bom đạn để tìm "chiếc chìa khoá vàng" cho căn phòng hạnh phúc. Rồi khi căn phòng hạnh phúc được mở ra thì bình minh đã ló dạng, đến giờ chàng trai phải lên đường. 

Đạo diễn : Lê Hoàng. 
Diễn viên : Mỹ Duyên, Tạ Ngọc Bảo. 

Kịch bản: Đoàn Minh Tuấn, Lê Hoàng

Hãng sản xuất : Hãng phim Giải phóng

'Chiến dịch trái tim bên phải'


Chiến dịch trái tim bên phải





Đạo diễn : Đào Duy Phúc 
Diễn viên : Hồ Ngọc Hà 
Sản xuất : Hãng phim truyện Việt Nam 
Kịch bản : Hoàng Anh Tú 
Thể loại : Hài 
Xuất bản : 2005 
Độ dài : 95 phút 

Nội dung: 

Một thời để yêu, một thời để nhớ. Những rung động của tuổi dậy thì. Bước vào thế giới nội tâm của học trò 8X, để chợt nhận ra rằng: chỉ có trái tim mới chạm được đến trái tim. Một cô giáo xinh đẹp, mới toe, lần đầu tiên làm chủ nhiệm một lũ học trò quậy, cô giáo đã phải "cao tay ấn" thế nào?

Đúng vào lúc bọn học trò đang tranh cãi, chê bai thần tượng của nhau thì cô giáo Hoài An xuất hiện. Cô còn rất trẻ, rất đẹp, phong cách ấn tượng và duyên dáng. Bọn trẻ, cả trai lẫn gái, sau vài chiêu thử thách, quay sang... mê cô giáo như điếu đổ. Hoài An trở thành thần tượng của nhóm “bát quái” lớp 10C. Hoài An Fan Club ra đời và đủ chuyện hỉ nộ ái ố, tinh nghịch cảm động, dại dột... của lũ trẻ với cô giáo trẻ và những người đàn ông đến với cô thừa đủ chất liệu, chi tiết cho một phim vui nhộn và lãng mạn khiến lớp trẻ 8X say mê.


Một màn ấn tượng với hội diễn ở trường, bọn trẻ con lấy bản thân ngôi trường với ban công, hành lang, cửa sổ làm sân khấu, ánh sáng hắt ra từ những lớp học làm ngôi trường lung linh kém gì lâu đài, và các cô cậu đúng bằng tuổi Romeo và Juliet 500 năm trước đọc thơ Shakespeare trên nền nhạc của bộ phim nổi tiếng cùng tên. 

Nhưng chỉ thế thôi thì sến quá, không xứng là học trò cô Hoài An. Đóng vai chàng Romeo là... hoa hậu của lớp, còn nàng Juliet lại là anh chàng đực rựa 100%, cậu ta thậm chí phải mượn cả áo quần của cô giáo để hóa trang, và đúng đến lúc cao trào Juliet đu dây từ ban công xuống đón Romeo thì “đầu ơi đi nhé, tóc ở lại!”- bộ tóc giả yêu kiều đã nằm gọn lại ở đầu thang dây! Cả trường được trận cười hết cỡ thì thôi, nhưng mà dễ thương ghê lắm, vì nó thật là học trò.


Những người hoài nhớ tuổi đến trường cũng có thể nhìn lại mình hay soi lại những mơ ước thời trai trẻ của mình qua những mối tình học trò thoảng nhẹ, những buổi dã ngoại vui nhộn và nên thơ, những cãi cọ không đâu, những lầm lỡ đáng yêu… mà cô Hoài An và nhóm bát quái hâm mộ cô đã trải qua suốt một học kỳ, từ ngày khai trường cho đến “phút giao thừa lặng lẽ” của một năm dương lịch nhiều biến động. 

Không có một lần giáo huấn hay lên lớp - bệnh kinh niên của phim Việt Nam khi làm về trường lớp, thầy trò, cũng không có nhân vật xấu - tất cả đều xinh đẹp, dễ thương, cô giáo thì đặc biệt đẹp, ăn mặc rất hiện đại và thanh lịch. 

Người bị bọn trẻ ghét nhất là tiến sĩ Quyền - người yêu cũ của cô giáo - do tài tử đẹp trai Trần Lực thể hiện, ăn mặc phong cách lúc nào cũng như vừa ở Tây về. 

Cộng với không gian, đường sá, nhà cửa nội thất đẹp, những ông bố tâm lý, những bà mẹ yêu con, Chiến dịch trái tim bên phải hướng khán giả đến một đời sống đô thị ổn định và văn minh, nơi lứa tuổi mới lớn có một môi trường lành mạnh để phát triển, và hơn thế nữa, thả sức mơ ước, những mơ ước thậm chí viển vông, nhưng điều quan trọng nhất là chúng đã mơ, những giấc mơ cất cánh khỏi những điều tủn mủn, những khó khăn thường nhật mà đôi khi người lớn vì quá lo lắng cho con cái, cứ riết róng bắt chúng phải nhớ đến hằng ngày.

Chiến dịch trái tim bên phải cũng còn nhiều điều nữa để nói. Đó là những lời thoại đặc biệt học trò, hiện đại và vui nhộn - vốn là phóng viên báo Hoa Học Trò, biên kịch Hoàng Anh Tú hằng ngày tiếp xúc với khoảng dăm chục cô cậu cộng tác viên, ngôn ngữ của họ được anh cập nhật hằng giờ nên trong phim thật đến không thể thật hơn. Đó là âm nhạc của Huy Tuấn vừa như in với những khuôn hình và tâm lý nhân vật, là người mẫu Hồ Ngọc Hà đã có một cách để trở lại với công chúng thật giản dị và khéo léo bằng vai cô giáo Hoài An…

Chiến dịch trái tim bên phải là phim về thế hệ trẻ, do những người còn trẻ thực hiện, và đến giờ này có thể nói đã rất thành công.