Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

'Bi đừng sợ'

Bi đừng sợ


'Bi đừng sợ', đạo diễn có sợ?






Phim truyện nhựa Bi đừng sợ của Phan Đăng Di khởi quay 15/8. Kịch bản chu du nhiều Liên hoan phim quốc tế, đem lại cho tác giả kịch bản kiêm đạo diễn kinh nghiệm để đừng sợ căng thẳng.

Di đừng sợ!

Từ giữa năm 2008, công việc tuyển diễn viên cho phim Bi đừng sợ. (Bi, don’t be afraid) hoàn tất nhưng, hơn một năm sau, mới nghe tin bấm máy. Anh chờ thêm tiền đầu tư. Vậy nay đã đạt kinh phí mơ ước 500 nghìn USD như mong đợi?

Mơ ước vẫn chỉ là mơ ước. Nhưng cứ chờ mọi thứ đủ đầy rồi mới làm thì biết bao giờ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho phần tiền kỳ cũng hòm hòm rồi.

Nhà sản xuất của anh (BHD và Hãng Chánh Phương) có đàm phán thành công với các nhà đầu tư tại Cannes để thêm kinh phí. Nghe nói Hội Điện ảnh Việt Nam cũng rót cho phim này đôi chút vốn?

Có chứ, nhờ những cuộc tiếp xúc tại Cannes mà chúng tôi có được sự hỗ trợ của World Cinema Fund thuộc Liên hoan phim Berlin. Một số nơi khác đang xem xét tài trợ phần hậu kì.

Trước đây, qua Trung tâm TPD thuộc Hội Điện ảnh Việt Nam, tôi có nhận được tiền để quay phim ngắn nhưng lần này, với Bi đừng sợ, chính xác là chúng tôi được nhận một khoản hỗ trợ từ dự án hỗ trợ sản xuất phim của Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch.

Làm phim độc lập kinh phí thấp cũng giảm được stress, anh có nghĩ thế không?

Làm phim, dù phim độc lập kinh phí thấp hay phim bom tấn đi nữa, về bản chất, đều đối mặt với căng thẳng. Khi anh có 200 triệu USD, có đại minh tinh, có ekip giỏi nhất, anh sẽ vẫn đau tim cho đến khi phim bán được 400 triệu USD tiền vé mới thôi.

Anh có một dúm tiền, có bạn bè cộng sự hết lòng với mình, trong đầu anh sẽ luẩn quẩn câu hỏi liệu phim có ra gì, có đáng để mình và bao người khác nhọc công.

Tóm lại, đầu óc người làm phim nào chắc cũng chất đầy những câu hỏi như vậy, chẳng bao giờ yên được. Nhưng phải tống khứ nó ra khỏi đầu.

Như thế mới vui

Kịch bản gốc kể về một cậu bé tên Bi 6 tuổi và hình ảnh trở đi trở lại của những viên đá lạnh làm tan đi nỗi đau, dục vọng của con người, làm tươi tắn màu những chiếc lá tìm được.

Theo anh, Bi đừng sợ được trao giải thưởng quốc tế, được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vì yếu tố sống động thực tế của kịch bản hay một phần lạ lẫm từ Việt Nam? Sự rung động này có giống khi người ta lần đầu xem Triệu phú khu ổ chuột?

Nói đúng ra, phim này chỉ được mấy quỹ từ các Liên hoan phim quốc tế như Pusan, Cannes hay Berlin để ý và giúp cho ít tiền thôi. Còn các nhà đầu tư quốc tế, họ khôn ngoan lắm. Thường họ chỉ bỏ tiền cho những người đã thành danh, hoặc cũng phải là dạng phim có thể thu hút khán giả.

Đến nay, ngoài tiền của các quỹ tài trợ bên ngoài, các khoản đầu tư còn lại đều đến từ trong nước. Nhà đầu tư cũng nói thẳng với tôi, họ chẳng nghĩ đến chuyện lấy lại được tiền, họ thấy câu chuyện cũng hứng thú thì tham gia xem thế nào, vậy thôi.

Tôi không biết các quỹ thấy gì ở kịch bản này - như yếu tố sống động hay một phần lạ lẫm từ Việt Nam, như chị nói. Chỉ biết rằng, câu chuyện gia đình được kể này có thể gặp ở bất cứ đâu. Và tôi chẳng xúc động gì khi xem Triệu phú khu ổ chuột cả.

Anh có nghĩ những đạo diễn phim Việt thế hệ 7X đến lúc cần chiếm lĩnh trận địa bởi họ vẫn quá mờ nhạt hoặc say mê với phim chiếu Tết?

Sao phải chiếm lĩnh riêng cho mình một trận địa nào. Tôi hình dung phim ảnh hay sáng tạo như là khu vườn mà nam phụ lão ấu, bất kì ai muốn yêu cứ mang giống của mình đến mà gieo.

Anh thích cổ thụ thì ươm cổ thụ. Anh thích có cây chưng tết thì trồng cây tết. Thích dương xỉ trồng dương xỉ. Như thế mới vui chứ.

Dàn diễn viên anh chọn không có gì thay đổi chứ? Cậu bé nào là Bi của anh?

Diễn viên hầu như không thay đổi. Cậu bé Bi tên là Phan Thành Minh, giờ sắp vào lớp Hai, đã cao hơn bốn phân, đọc lưu loát những bài viết về bộ phim và biết thắc mắc sao mãi chẳng thấy quay. Các diễn viên khác cũng nhiều thêm hai tuổi, có người đang vất vả giảm cân để kịp ngày bấm máy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét